Hoa hồng cổ Sapa – Hồng cổ quý Việt Nam
Hoa hồng cổ Sapa (hay còn gọi là hồng trà cổ, hồng cánh sen cổ, hồng cổ Pháp, hồng đào cổ sapa…) là một trong những cái tên được săn đón nhiều nhất với những người chơi hồng. Sở dĩ được gọi là hồng cổ Sapa bởi nhiều năm về trước khi Pháp sang xâm chiếm Việt Nam, đã mang theo giống hồng quý này và được trồng nhiều trong các dinh thự, di tích trên Sapa (người ta cũng có thói quen gọi là hồng cổ Pháp, nhưng giống hồng này lại không được lai tạo ở Pháp). Dần dần hồng cổ Sapa được nhiều người biết đến, truyền tay nhau và lưu giữ đến bây giờ.

Hồng cổ Sapa là một giống hồng cổ cánh kép, form khum trà cung đình, màu hồng sen và có hương thơm cổ điển làm quyến rũ lòng người. Hồng cổ sapa thuộc dạng thân bụi, nở hoa quanh năm, rất siêng hoa và sinh trưởng mạnh mẽ. Nên thích hợp với trồng thành hàng rào hoa hồng, ban công hoa hồng, và những chậu hoa hồng đẹp.
Ở Việt Nam, hồng trà cổ phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc như Sapa, Sơn La,… và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình,… sau đó được nhân giống và trồng phổ biến ở nhiều vùng khác. Hồng cổ Sapa xuất hiện những cây khủng nhiều năm tuổi được khai thác trong dân. Nên ngoài những cây nhỏ và vừa, người chơi hoa có thể may mắn được sở hữu những gốc hồng cổ thụ Sapa vài chục năm tuổi.
– Tên tiếng Anh: Mrs. B.R. Cant Rose
– Được lai tạo bởi Benjamin R. Cant & Sons tại Anh 1901
– Nằm trong bộ sưu tập hoa hồng cổ của Anh
– Đặc tính: Thân bụi (shrub)
– Màu sắc: Cánh sen
– Số lượng cánh: 17-25 cánh
– Kích thước trung bình cây trưởng thành: Cao 185-275cm, đường kính tán 120-365m (Ở Việt Nam xuất hiện nhiều cây có kích thước lớn hơn)
– Khả năng kháng bệnh: Tốt

Hoa hồng cổ Sapa có khác Hoa hồng leo Sapa không?
Thực tế nhiều người nhầm tưởng Hồng cổ Sapa là hồng leo Sapa. Thực tế đây là 2 giống khác nhau. Hồng Leo Sapa là 1 giống hồng leo 1 mùa, bông chùm hoa nhỏ, màu đỏ rực rỡ thường được trồng nhiều trên khu vực Sapa.

Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ Sapa như thế nào để sai hoa và đẹp?
Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ Sapa để sai hoa và đẹp rất đơn giản. Khi trồng chậu lưu ý trộn giá thể hoặc đất trồng hoa hồng tơi xốp và dinh dưỡng (Xem thêm Hướng dẫn cách trộn đất và giá thể trồng hoa hồng). Các giống hồng cổ hợp với phân gà và bò hoai, việc bổ sung thêm chế phẩm đậu tương ngâm cũng góp phần cho hoa thơm và to đẹp. Ngoài việc bón phân thường kỳ 7-10 ngày/ lần, khi hoa tàn nên bấm tỉa để kích thích lên chồi đều (bấm xuống 2-3 nách lá). Sau khi bấm tỉa tầm 30-40 ngày Sapa sẽ ra lứa hoa mới. Hoa hồng đào cổ Sapa khỏe, ít khi mắc các bệnh thường gặp của hoa hồng, nhưng với mùa đông xuân có thể gặp bệnh phấn trắng. Bệnh phấn trắng trên hoa hồng cổ Sapa tương đối dễ trị. Bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Anvil, Daconil,… Phun tầm 2-3 lần, nhắc lại sau 2-3 ngày phun.

Đầu tiên phải kể đến là giá thể trồng hoa hồng, hoa hồng là giống hoa cần rất nhiều dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Sau đây là cách trộn giá thể trồng hoa nha
Giá thể trồng Hoa hồng cổ Sapa
Nếu trồng hoa hồng cổ Sapa trong chậu cần chú ý chọn cỡ chậu phù hợp với gốc và tán cây. Chậu cần có đủ lỗ thoát nước vì cây hoa hồng này không ưa sĩnh nước. Gía thể trồng cây cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm tốt, sạch nấm và mầm bệnh.
Theo kinh nghiệm của vườn hồng Thăng Long, giá thể tốt nhất cho hoa hồng là là 50% đất thịt, 30% trấu sống, 5% vôi, 15% trấu chín. Đó là giá thể hoàn hảo nhất cho hoa hồng nhé
Sâu bệnh và các phòng, điều trị
Hoa hồng Sapa có khả năng kháng bệnh cao, tuy nhiên vào mùa hè cũng dễ bị bọ trĩ cắn hạn. Dấu hiệu là phần chồi non bị xoăn, đen , lỗ trỗ. Cách điều trị là sử dụng 2 loại thuốc chủ yếu là Sairifos và Ascend phun vào chiều tối vì thời điểm này là lúc bọ trĩ thường hoạt động cắn phá cây nên mình phun sẽ hiểu quả.

Chọn chỗ trồng đủ 4 – 8 tiếng nắng một ngày
Điều kiện ánh sáng là vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo rằng, cây của bạn đang được trồng ở nơi nhiều sáng nhất,thời gian sáng tối thiểu là 6-8h trên 1 ngày. Để trồng Sapa hay bất cứ giống hồng nào khác hãy luôn nhớ rằng ” Nắng sớm tốt cây, nắng chiều tốt hoa”. Nếu ít sáng hơn 4h thì cây không những không ra hoa mà khả năng toi cây là rất cao đó .
Trồng với mật độ hợp lý, thường xuyên cắt tỉa, uốn cành, vệ sinh khu vực trồng
Trồng cây với mật độ thông thoáng để tránh lan bệnh từ cây này sang cây khác, cắt tỉa lá già, lá vàng, cành khô để hạn chế sâu bệnh hại. Thường xuyên vệ sinh khu vực trồng sạch sẽ giảm bớt nơi “ẩn nấp” của mầm bệnh. Cắt tỉa những mầm bệnh, cành răm của cây hoa để cây tập trung phát triển thân chính.
Nguồn: internet