Miền Nam đang bắt đầu vào mùa mưa, miền Trung bắt đầu mùa bão, miền Bắc chuẩn bị vào tháng ngâu. Nếu không để ý đến việc thoát nước hoặc thoát nước không kịp thời thì tình trạng cây Mai bị úng rễ là không thể tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cây, thậm chí cây có thể bị chết nếu để úng lâu ngày. Ngoài việc phòng úng cho cây (cây trồng đất phải có hệ thống kênh mương thoát nước, chọn chỗ trồng cao ráo, cây trồng chậu cần đục lỗ thoát nước đáy chậu, có thể che mưa nếu được….), thì việc khắc phục tình trạng này như thế nào? Bài viết xin phép chia sẻ kinh nghiệm chống úng đối với mai trồng chậu (vì thường trồng chậu hay gặp tình trạng này hơn).

Biểu hiện cây bị úng nước (dư nước)

1. Khắc phụ tình trạng ngập úng của cây

– Các biểu hiện khi cây bị úng nước: Lá cây ngã vàng giống như thiếu dinh dưỡng, chồi non có màu nâu, thân cong mềm. Độ ẩm đất bão hòa, chậu trồng không thoát nước hoặc vị trí trồng có độ ẩm bão hoa trong thời gian quá 7 ngày.

– Biện pháp khắc phục: Vận chuyển cây vào vị trí mát, khô thoáng, ít gió. Kiểm tra chậu trồng đã có lỗ thoát nước chưa? Nếu chưa thì cần đục lỗ thoát nước. Nếu đất ẩm bão hòa, lấy nhẹ cây ra khỏi chậu để ngoài khoảng 4-5 giờ rồi cho lại vào chậu. Cắt bỏ những lá héo, khô, vàng, cành cong, mầm ngã màu nâu để giúp cây thông thoáng hạn chế nhiễm các bệnh nấm.

Thay chậu để ráo nước hơn

2. Phục hồi cây sau khi ngập úng

– Nguyên lý phục hồi cây sau ngập úng là kích thích sự phát triển của bộ rễ. Kích ra rễ mới để hút dinh dưỡng phục hồi cây.

– Để kích thích ra rễ mới trước hết sử dụng một số hoạt chất giải độc cho cây trồng kết hợp với dòng phân bón lá có hàm lượng lân cao. Nhằm giúp cây tăng cường quá trình trao đổi chất giải độc. Đồng thời cung cấp lân tức thời qua lá để cây tái tạo, kích ra rễ mới.

– Sử dụng thuốc Kích rễ Việt Tiệp, 1 nắp cho 10 lít nước tưới hoặc phun định kỳ 7-10 ngày 1 lần lên toàn bộ cây để kích thích ra rễ mới, giúp cây giải độc. Có thể kết hợp thêm với các dòng phân bón lá có hàm lượng lân cao như MKP, 10-50-10, … phun nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau khi phun 2-3 lần thì cây sẽ bật mầm ra rễ mới.

– Khi cây ra rễ mới thì bắt đầu bón phân gốc NPK và nên bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng dễ tiêu như bột dong biển, amino, humate, … Nhằm thúc đẩy cây hồi phục nhanh và ra lá, đọt, rễ mới. Hoặc phun thêm NPK 30-10-10 TE (Phân bón Việt Tiệp) lên lá giúp mập đọt, xanh lá nhanh, kích thích cây hồi phục nhanh chóng.

– Trong suốt quá trình hồi phục cây cần giữ độ ẩm đất đạt 60-65%.

– Khi cây ra lá mới, đọt mới rễ mới thì vận chuyển cây ra vị trí đầy đủ ánh nắng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển hồi phục trở lại, tránh mang ra nắng gắt sẽ gây héo mầm đọt, khi mang ra nắng phải mang từ từ (ăn nắng dần dần)

Chúc các bác thành công!

Viết bình luận