Có rất nhiều phưng pháp ghép mai, về nguyên tắc cơ bản đều chung nguyên lý là thân ghép và chồi hay mầm ghép phải được áp sát vào nhau, thao tác phải nhanh nhẹn tránh bị khô nhựa.

  1. Dụng cụ cần chuẩn bị:

– Dao cắt : Tùy theo cách ghép phải có dao thích hợp như ghép bo cần dao nhỏ bén như dao mỗ trong y khoa, lưỡi lam…ghép chọt cần dao lón hơn để gọt chồi, 1 dao cứng hơn để tách vỏ cây.

– 2 cây gấp ( 1 để đưa chồi vào vị trí ghép, 1 để banh lớp vỏ ra , nếu bo ghép không còn lá )

– Cuộn dây nylon loại mềm để cột ( có thể dùng băng keo non loại quấn ống nước nhưng hơi đắt hay bất cứ loại dây không thấm nước nào cũng được )

– Kéo cắt cành và lá.

– Bao nhựa nhỏ và một số mãnh nhựa rời để bao chồi ghép sau khi ghép.

Lưu ý : mỗi vùng những người ghép mai có thể dùng các dụng cụ ghép hơi khác nhau

2. Thao tác:

  • Chọn vị trí ghép , thuận lợi nhất ghép bên dưới cành (vỏ dày hơn, mắt ghép khi phát triển nằm hơi ngang cũng đẹp .
  • Mở miệng ghép: có thể mỡ miệng ghép theo nhiều cách khác nhau như : mỡ miệng ghép theo chữ T ( phương pháp người Nhật), chữ I , chữ U hay hình thức gì cũng được không quan trọng lắm nhưng chú ý phần vết cắt để tiếp chồi ghép phải thật sắc Thí dụ mỡ miệng theo chữ T : phải dùng dao lam khứa ngang trên lớp vỏ độ 6 mm (vị trí cao nhất), rồi khứa dọc xuống khoảng 1cm rồi tách 2 lớp vỏ bên ra sát ở vết cắt ngang ( trường hợp chữ I thì cắt ngang 2 vết cách nhau 1 cm, cắt dọc xuống ở giữa và tách 2 bên vỏ ra)

Chú ý; Kích thước trên chỉ mang tính tham khảo, kích thước thật phụ thuộc hoàn toàn vào cành ghép và chồi ghép

  • Lấy chồi ghép :Lấy bo ghép bằng cách cắt 2 vết ngang trên và dưới một bo mầm, nên chọn nơi còn lá thì tốt hơn, cắt dọc xuống 2 vết ở hai bên mầm ghép, dùng dao cứng tách lớp mầm ghép ra khỏi vỏ, cắt bớt 2/3 lá, dùng một cây gấp banh 2 lớp vỏ ra , tay cầm chỗ chiếc lá đặt chồi ghép vào vị trí ghép của cây mẹ.(nếu không có lá phải dùng cây gấp khác gấp nhẹ đưa cồi vào vị trí )
  • Đặt chồi để cây mẹ cung cấp một phần nhựa cho chồi ghép nên đặt thật sát 2 vết cắt ngang của cây mẹ và chồi ghép liền nhau, dùng dây nylon cột từ dưới trước rồi lên trên, cột vừa tay thôi, nếu chặt qua nhựa khó lưu thông còn nhẹ quá lớp vỏ của chồi ghép không tiếp xúc sát với tượng tầng làm chồi khó phát triển ( Các chi tiết nầy không thấy nói tới trong các tài liệu về ghép cây). Trường hợp ghép theo chữ I thì chỉ cần chú ý đến vết bên trên thôi, nếu cả trên và dười cùng tiếp xúc thì tốt hơn.
  • Dùng plastic bao kín lại (không lảy bỏ lá , chỉ cắt bớt một phần lá ).

Trường hợp chồi ghép là tược nhỏ (hoặc chồi ) cách ghép cũng như trên chỉ khác cách lấy chồi ghép thôi. Chồi ghép có mắt kim và lá, cắt 2 vết trên và dưới như ghép bo, dùng dao lam cắt một lớp mỏng (cả vỏ có thể mắt ghép còn một ít gỗ của chồi) tương tự như ghép bo mầm nhưng thời gian chờ cho liền da thì phải hơn 20 ngày mới mở bao và khi cắt ngọn cây mẹ xong nên dùng bao plasic nhỏ bọc lại cả chồi ghép thêm khoảng 10 ngày nữa chờ cho chồi có hiện tượng bung lá thì mở ra luôn. Cách ghép bằng mắt kim dễ thấy kết quả hơn và khi chồi phát triển thì nó phát triển nhanh hơn ghép bo (ghép bo có khi chồi ghép còn xanh, không những không bung tược non được, một thời gian thì chết luôn)

Ưu khuyết điểm của ghép bo và ghép chồi: Ghép cần phải tỉ mỉ, đặt chồi ghép vào vị trí chính xác thì kết quả mới cao, tuy nhiên cách ghép nầy chồi ghép khi phát triển thì rất tự nhiên như chồi thật của cây.

Viết bình luận