Ghép cắm đọt hay còn gọi là cách ghép chọt, ghép cắt rất đơn giản và dễ thao tác. Đây là cách các nhà vườn thực hiện nhiều nhất. Khi chồi ghép tiếp nhựa được thì phát triển rất nhanh.

Thao tác ghép như sau:

  1. Mở miệng ghép

 – Dùng dao thật bén vạt xéo khoảng 20 độ theo hướng đứng của cây sâu khoảng từ 5 mm đến 8 mm, tách nhẹ vết vạt rộng ra. .

 – Nếu là cành ghép được cưa ngang thì có thể dung dao rạch 2 đường song song cách nhau vài ba milimet ( tùy chồi đưa vào lớn hay nhỏ) từ trên xuống độ 2 cm rồi tách vỏ phần đó ra

– Có thể dung tuột-nơ-vít được mài bén hoặc cái đựt nhỏ đâm xéo vào vỏ đến lớp mộc, sâu xuống độ 1,5 cm đến 2 cm để làm miệng ghép

      2. Cách lấy chồi ghép

         Chồi ghép Chồi ghép là ngọn của một nhánh mai nhỏ (ở thời kỳ ổn định, nếu có nhiều lá non phải bỏ đoạn đó đi), độ dài khoảng 3cm hoặc 4 cm, phía dưới dùng dao thật bén gọt xéo (theo hướng tự nhiên) 2 bên tương ứng với vết vạt của cây mẹ.

      3. Thao tác ghép

    – Đặt chồi vào vết vạt của cây mẹ , chú ý các phần da vạt phải tiếp xúc nhau, dùng dây nylon cột kín phần tiếp xúc của cây mẹ và chồi ghép lại (cột vừa tay), dùng bao nhựa bọc kín cả chồi ghép lại và cột kỹ bên ngoài để chồi ghép không bị thoát hơi nước , tốt nhất từ 25 đến 30 ngày mở bọc ra nếu thấy chồi tươi và vỏ liền nhau thì cắt bỏ đi phần ngọn của chồi mẹ (nếu có) và chăm sóc cho mai lớn. Yên tâm hơn là sau khi cắt ngọn dùng một bao plastic nhỏ trùm và cột kín phần chồi ghép lại , khi thấy lá bắt đầu phát triển thì mở bao ra luôn.

         Ưu khuyết điểm cách ghép cắm đọt Thời gian chờ chồi ghép hơi lâu, nên ghép chồi càng thấp càng tốt và không nên ghép cắm đọt chung với các cách ghép khác chồi dễ bị hư hoặc phát triển chậm.

Viết bình luận