Giai đoạn hồi sức và phát triển.( Sau Tết đến đầu tháng 5 dương lịch)

Sau Tết nếu cây mai chưng trong nhà thì việc đầu tiên là đưa nó ra chỗ thoáng mát, nắng nhẹ để cây không bị cháy lá non.Cây chưng ngoài sân cứ để như vậy. Việc đầu tiên là ngắt bỏ tất cả nụ, bông dù đã nở hay chưa còn trên cây. Nếu cây mạnh, phát triển cành lá nhiều thì ta có thể tỉa tán theo dự kiến, cây thấy yếu thì chỉ nên ngắt bỏ nụ , bông và tỉa nhẹ các cành xấu, bệnh, nhỏ …nếu cây quá yếu thì nên che thêm lưới lan cho nó. Tưới đẫm nước cho cây, nếu ngày sau chưa khô thì không cần tưới nữa. Việc kế đến là kích rễ và chồi tược cho cây, có thể dùng các loại thuốc kích rễ như N3M, root …, Atonic, NAA chú ý liều lượng không quá liều chỉ định. Kích chồi tược có thể dùng GA3, Cytoquinins, cặp Sincosin Agripon…Kích rễ và chồi tược phun chừng hai lần cách nhau một tuần. Các bạn chú ý nhé các loai như GA3, NAA , Cytoquinins pha đậm quá có thể làm chết cây. Xen kẻ nên phun thuốc trừ sâu, bọ trĩ như Regent, Confidor…việc phun nầy rất quan trọng nếu để bọ trĩ phát làm quéo đọt thì cây khó phát triển được về sau nầy, thuốc nầy cũng phun từ 2 đến 3 lần, cách nhau từ 5 đến 7 ngày. Nếu đến gần cuối tháng giêng mà bộ lá phát tốt thì các bạn đã thành công 50% rồi.

Tháng hai trở đi thì trời miền Nam bắt đầu nóng nên sau Tết phân bón chủ yếu là phân vi sinh hay hữu cơ thì tốt nhất , nếu ngâm Dynamic, phân bò đã xử lý thêm một it lân thì tốt, lân nầy sẽ có lợi cho việc tạo nụ vào tháng 7 dl. Có thể bón gốc hay ngâm tưới cũng được nhưng ngâm phân thấm gốc đều hơn, có thể pha hơi loãng tưới hàng tuần Các bạn cũng không quên phun ngừa nấm hồng cho cây, sau Tết trời nóng, tối sương nhiều tạo ẩm cao nấm hồng dễ phát triển tấn công cây, đây là bệnh chính và thông thường của Mai nó rất khó trị.

Giai đoạn từ qua tết đến cuối tháng 4 dl phải chăm sóc cách nào đó để cây phát triển tốt, ít sâu bệnh thì ta yên tâm đi vào giai đoạn sau.

Ghi chú : nếu thích xài phân bón lá bạn có thể phun trong giai đoạn nầy các loai phân 30 10 10 của Growmore hoặc 501 của Bình Điền.

– Giai đoạn tích lũy- tạo nụ.(Tháng 5 đến tháng 10 dương lịch)

– Giai đoạn dưỡng nụ và phô trương.(Tháng 11 đến Tết Nguyên Đán)

Một số nguyên tắc thực hiện khi trồng mai.

Vận dụng nguyên tắc để thực hiện cho phù hợp với môi trường nơi ta đang sống, không quá bài bản phải thực hiện như bài viết.

* Chất trồng mai phải tơi xốp, giá thể không hoặc chậm biến thành bùn. (mùn)

* Phòng bệnh cho mai cần:

-Nơi đặt mai phải thông thoáng, không bị nhiều gió lùa.

 -Vệ sinh thường xuyên cho cây.

* Trị sâu bệnh cho cây mai khi chọn thuốc chỉ nên chú ý đến hoạt chất nếu tìm theo thương hiệu không có. Phun thuốc nên theo liều lượng chỉ định không nhắm chừng…nếu không có hướng dẫn thì mỗi lần phun cách nhau 6 hoặc 7 ngày.

* Mai không trồng chậu quá lớn so với tán cây, tán ổn định thì đường khính của chậu không quá 60% của tán, nếu bộ rễ đang phát mạnh, rễ yếu thì tỉ lệ nầy chỉ tối đa 50%.

* Nguyên tắc bón phân:Nên ngâm để tưới tốt hơn bón phân đặc , bón loãng nhưng bón nhiều lần, mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày. Khi tưới nên để hơi khô mặt chậu.

* Khi côn cành, tỉa tán phải chừa cho cây một ít lá để cây hô hấp và quang hợp.

* Bứng cây, chặt rễ phải chờ lúc bộ lá già từ bánh tẻ trở đi, rễ bị chặt nhiều phải tỉa tán nhiều.

* Tưới nước nhiều khi cây có bộ lá nhiều, tưới it khi cây có bộ lá ít và chỉ tưới giử ẩm khi cây không còn lá.

* Chỉ bón phân khi cây có bộ lá đầy đủ, không bón khi cây vừa thay chậu bị chặt rễ. Khi mới bứng có thể dùng phân bón lá liều nhẹ phun để kích cây phát triển.

Nguồn: Tham khảo Cao Minh

Viết bình luận